Nhảy tới nội dung

Ngành Công Nghệ Thực Phẩm

Giới thiệu ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Trường Đại học Mở Tp.HCM


📢 Thông báo từ Admin

📞 Fanpage tư vấn tuyển sinh: https://www.facebook.com/tuyensinh.ou.edu.vn

🌐 Website tuyển sinh: https://tuyensinh.ou.edu.vn/

📌 Thông tin tuyển sinh đại học năm 2024: Nhấn vào đây !!!

📌 Thông tin tuyển sinh học bạ, ĐGNL năm 2024: Nhấn vào đây !!!

🌐 Công cụ tính điểm xét tuyển học bạ: oucommunity.dev/tinh-diem-xet-tuyen

🌐 Công cụ tính điểm xét tuyển THPTQG: oucommunity.dev/tinh-diem-xet-tuyen-thptqg

📌 Cách tính điểm ưu tiên: Nhấn vào đây !!!

📝 Hướng dẫn đăng ký xét tuyển học bạ online: Nhấn vào đây !!!


mẹo

Bạn có thể tìm tất cả thông tin (học phí, cách đăng ký xét học bạ, cách tính điểm, review ngành học, cơ sở học tập, chương trình đào tạo...) thông qua núttìm kiếm 🔍ở góc trên bên phải màn hình.

Địa điểm học tập: Khu dân cư Nhơn Đức, Huyện Nhà Bè, Tp.HCM.

I. Thông tin tổng quát

  • Ngành đào tạo: Công nghệ thực phẩm
  • Tên ngành đào tạo (tiếng Anh): Food technology
  • Mã ngành: 7540101
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Hình thức đào tạo: Chính quy
  • Thời gian đào tạo: 4 năm
  • Khối lượng kiến thức toàn khóa (tổng số tín chỉ): 125 tín chỉ
  • Văn bằng tốt nghiệp: Cử nhân

II. Giới thiệu ngành học

Đào tạo cử nhân ngành Công nghệ thực phẩm có phẩm chất chính trị, đạo đức và ý thức trách nhiệm đối với xã hội, có sức khỏe, kiến thức và năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu phát triển trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm, phục vụ nhu cầu phát triển nghề nghiệp bản thân trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phát triển của đất nước.

III. Sự khác biệt giữa ngành Công nghệ sinh học và ngành công nghệ thực phẩm?

Để hiểu rõ điều này, chúng ta cần khái quát 2 ngành học CNSH và CNTP:

  • Hiểu một cách đơn giản, Công nghệ sinh học là một lĩnh vực công nghệ cao, đa ngành và tích hợp, CNSH nghiên cứu và vận dụng sinh vật sống kết hợp với quy trình và thiết bị kỹ thuật để tạo ra sản phẩm và sản xuất ở quy mô công nghiệp với các sản phẩm sinh học phục vụ cho lợi ích của con người và bảo vệ môi trường….Một vài ứng dụng của ngành Công nghệ sinh học trong đời sống như: sản xuất thuốc, sản xuất thực phẩm; phát triển giống cây trồng, vật nuôi; ứng dụng công nghệ di truyền, xét nghiệm trong y khoa; giải quyết các vấn đề môi trường;…
  • Công nghệ thực phẩm là ngành chuyên về lĩnh vực bảo quản và chế biến thực phẩm; kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất – bảo quản, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm hoặc dược phẩm, hóa học,…Với mục tiêu cung cấp một nền tảng vững chắc cho việc ứng dụng khoa học thực phẩm cho sản xuất các sản phẩm thực phẩm, phân tích và phát triển các giải pháp kỹ thuật và công nghệ để giải quyết tổng thể các vấn đề của ngành công nghiệp thực phẩm.
  • Ứng dụng của Công nghệ thực phẩm là vô cùng đa dạng, vì tất cả những gì liên quan đến đồ ăn thức uống, an toàn thực phẩm đều có thể ứng dụng kiến thức ngành học này: chế biến bánh kẹo, chế biến lương thực, thực phẩm (thịt, cá, sữa, cà phê, đồ hộp, trà…)

👉 Như vậy Ngành CNSH và CNTP thực tế là 2 ngành khác nhau, nhưng có những điểm chung và điểm riêng của mỗi ngành.

  • Chuyên ngành CNSH ứng dụng trong lĩnh vực thực phẩm là một trong những ứng dụng của CNSH trong lĩnh vực thực phẩm: lên men, kỹ thuật enzym ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm…
  • Bên cạnh đó, còn một điểm khác nhau nữa là bằng tốt nghiệp ĐH. Sinh viên học ngành CNTP thì trên văn bằng tốt nghiệp ghi ngành Cử nhân CNTP, tương tự cho ngành CNSH thì bằng tốt nghiệp sẽ ghi cử nhân CNSH (dù các bạn học chuyên ngành CNSHTP)

IV. Nội dung chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo Công nghệ thực phẩm, hệ đại học chính quy có thời gian 4 năm.

Với mục tiêu đào tạo giáo dục toàn diện, phần kiến thức giáo dục đại cương trong CTĐT CNTP sẽ bao gồm các môn học thuộc các lĩnh vực như:

  • Lý luận chính trị (Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị,….
  • Khoa học xã hội, luật, kinh tế (Tâm lý học, Pháp luật đại cương, Kinh tế học, Logic học,….)
  • Khoa học tự nhiên, tin học (Hoá học đại cương, Tin học đại cương, Xác suất thống kê,…)

Bên cạnh đó, để hoàn thiện kỹ năng sử dụng Ngoại ngữ phục vụ cho quá trình học tập và nghiên cứu trên giảng đường đại học cũng như sau khi tốt nghiệp, sinh viên được trang bị các học phần Tiếng Anh với nhiều cấp độ.

Hoàn thành các môn kiến thức giáo dục đại cương, Tiếng Anh và các học phần Giáo dục thể chất, sinh viên sẽ sẵn sàng cho các môn cơ sở ngành CNTP với các nhóm môn học như:

  • Các môn hoá:
    • Hoá phân tích;
    • Hoá hữu cơ;
    • Hoá lý;
    • Hoá học thực phẩm;
    • Hoá sinh thực phẩm
  • Vi sinh thực phẩm
  • Các quá trình và thiết bị trong công nghệ thực phẩm
  • An toàn vệ sinh thực phẩm
  • Phụ gia thực phẩm
  • Bao bì thực phẩm
  • Các môn công nghệ:
    • Công nghệ protein – enzyme;
    • Công nghệ bảo quản và chế biến sau thu hoạch.

Dựa trên kiến thức của các môn cơ sở ngành vừa đề cập, sinh viên sẽ được ứng dụng vào xử lý các nguyên liệu, áp dụng các quá trình chế biến – bảo quản – đánh giá thực phẩm, xây dựng hệ thống thực phẩm cụ thể trong các môn học chuyên ngành như:

  • Đánh giá chất lượng thực phẩm và hệ thống quản lý thực phẩm:
    • Đánh giá cảm quan thực phẩm
    • Kỹ thuật phân tích thực phẩm
    • Quản trị thực phẩm
    • Quản lý chuỗi cung ứng thực phẩm,…
  • Các môn công nghệ chế biến các sản phẩm:
    • Công nghệ chế biến thịt – thuỷ sản;
    • Công nghệ chế biến rau quả;
    • Công nghệ chế biến lương thực;
    • Công nghệ chế biến trà – cà phê – cacao,
    • Công nghệ lên men thực phẩm,…
  • Các môn hoàn thiện và nâng cao kiến thức liên quan chuyên ngành CNTP:
    • Dinh dưỡng người;
    • Thực phẩm chức năng,
    • Các kỹ thuật hiện đại trong CNTP;
    • Công nghệ chiết xuất;
    • Độc tố học thực phẩm;
    • Phát triển sản phẩm và nghiên cứu thị trường;
    • Luật thực phẩm,…

Bên cạnh đó, để hoàn thiện một số kỹ năng vận dụng cho nghiên cứu khoa học, các môn kiến thức bổ trợ cũng được quan tâm giảng dạy như:

  • Thống kê sinh học ứng dụng trong CNTP
  • Tối ưu hoá – quy hoạch thực nghiệm
  • Phương pháp nghiên cứu khoa học,…

V. Chuyên ngành

Khoa Công nghệ Sinh học (CNSH) Trường ĐH Mở TP.HCM gồm hai khối ngành Công nghệ Thực phẩm (CNTP) và Công nghệ sinh học (CNSH) với 3 chuyên ngành:

  • CNSH Y Dược.
  • CNSH Thực phẩm.
  • CNSH Nông nghiệp - Môi trường.

VI. Cơ hội việc làm

SV tốt nghiệp ngành CNSH, CNTP có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau y dược, nông nghiệp, môi trường, thực phẩm tại các tổ chức, cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân.

  • Nghiên cứu viên tại các Trường đại học, các cơ quan pháp y, các Trung tâm và Viện nghiên cứu, các Công ty, xí nghiệp, nhà máy sản xuất thuộc lĩnh vực CNSH, sinh học thực nghiệm và thực phẩm.
  • Chuyên viên tại các công ty chế biến nông sản, thực phẩm, thủy sản; Chuyên viên kiểm định chất lượng (QA), kiểm soát chất lượng nguyên liệu - sản phẩm (QC), nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới (R&D), quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm dinh dưỡng thực phẩm, nhân viên kỹ thuật nghiên cứu tại các công ty hương liệu, phụ gia thực phẩm.
  • Kỹ thuật viên, kiểm nghiệm viên các Trung tâm kiểm nghiệm, trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm.
  • Có thể tự tạo lập hoặc tham gia quản lý, điều hành trang trại, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm CNSH
  • Nhân viên kinh doanh, tư vấn viên tại các đơn vị thương mại trong lĩnh vực Nông, Lâm, Ngư, Y Dược, Thực phẩm…, và tiếp tục học tập tại các bậc học cao hơn (cao học, nghiên cứu sinh) trong và ngoài nước.

VII. Sự khác biệt của chương trình đào tạo

CTĐT ngành Công Nghệ Thực Phẩm nhằm trang bị cho người học những kiến thức về bảo quản, chế biến, đánh giá, kiểm định chất lượng sản phẩm, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới; vận hành dây chuyền sản xuất thực phẩm; tổ chức, quản lý (công nghệ, kỹ thuật, chất lượng sản phẩm) và điều hành sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm.

VIII. Chương trình đào tạo

IX. Học phí

1. Học phí (theo năm học)

Học phí hệ đại trà năm 2024 (Năm học 2024 - 2025).

Ngành họcMức học phí bình quân mỗi năm
Công nghệ thực phẩm27,000,000đ/năm
Lưu ý
  • Tuỳ thuộc vào năng lực thi xếp lớp tiếng anh đầu vào (do trường tổ chức) để xếp lớp tiếng anh tương ứng
  • Tổng số cấp học tiếng anh hệ đại trà: 10 cấp độ (Cơ bản 1 đến 5, nâng cao 1 đến 5)
  • Giá tiền cấp độ tiếng anh (không chuyên): vui lòng tham khảo mục học phí (theo tín chỉ)
  • Học phí theo tín chỉ tăng không quá 10%/1 năm

2. Học phí (theo tín chỉ)

thông tin

Học phí theo tín chỉ - áp dụng cho hệ đại trà. Học phí khoá 2024 (theo tín chỉ) sẽ được cập nhật sau. Dưới đây là học phí theo tín chỉ năm 2023.

Khối - NgànhMức học phí theo tín chỉ
Giáo dục quốc phòng - An ninh.330.000đ/tín chỉ
Giáo dục thể chất.420.000đ/tín chỉ
Các môn Toán, Lý luận chính trị.530.000đ/tín chỉ
Các môn Tin học700.000đ/tín chỉ
Ngành Xã hội học, Công tác xã hội470.000đ/tín chỉ
Ngành Đông nam á học, Tâm lý học.470.000đ/tín chỉ
Ngành Kinh tế, Quản lý công.495.000đ/tín chỉ
Ngành Tài chính ngân hàng, Luật, Luật kinh tế610.000đ/tín chỉ
Ngành Bảo hiểm, Công nghệ tài chính610.000đ/tín chỉ
Ngành Kế toán, Kiểm toán610.000đ/tín chỉ
Ngành Quản trị nhân lực, Marketing, Logistics, Du lịch610.000đ/tín chỉ
Ngành Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế610.000đ/tín chỉ
Ngành Ngôn ngữ Trung - Nhật - Hàn530.000đ/tín chỉ
Ngành Ngôn ngữ Anh590.000đ/tín chỉ
Các môn ngoại ngữ không chuyên (tiếng anh)500.000đ/tín chỉ
Ngành CNKT Công trình xây dựng, Quản lý xây dựng660.000đ/tín chỉ
Ngành Công nghệ sinh học, Công nghệ thực phẩm660.000đ/tín chỉ
Ngành CNTT, Hệ thống thông tin quản lý700.000đ/tín chỉ
Ngành Khoa học máy tính, Khoa học dữ liệu700.000đ/tín chỉ
Ngành Trí tuệ nhân tạo700.000đ/tín chỉ

X. Thông tin liên hệ

📍 Địa điểm học tập: Khu dân cư Nhơn Đức, Huyện Nhà Bè, Tp.HCM.

🌐 Website khoa: http://v1.ou.edu.vn/cnsh

🔗 Fanpage khoa: https://www.facebook.com/khoacnshou

🔗 Fanpage Đoàn - Hội: https://www.facebook.com/doanhoibio.ou


Góp ý - chỉnh sửa

Bạn muốn góp ý hoặc chỉnh sửa các thông tin ở trang này ? Vui lòng nhắn tin đến Facebook hoặc qua email [email protected] để được hỗ trợ. Xin cảm ơn ❤️

Chia sẻ:

ou customer chat